Bệnh tiểu đường là gì? Bệnh tiểu đường có những loại nào?

Bệnh tiểu đường là gì? Bệnh tiểu đường có những loại nào?

Bệnh tiểu đường là một trong số các bệnh có liên quan đến các vấn đề về insulin. Insulin là một hormone được sản xuất từ tuyến tụy, là tuyến nằm phía sau và bên dưới dạ dày. Bình thường, tuyến tụy sản xuất ra insulin để giúp cơ thể dự trữ và sử dụng đường và chất béo từ thức ăn. Bệnh tiểu đường xảy ra khi:

  • Tuyến tụy không sản xuất được insulin
  • Tuyến tụy sản xuất rất ít insulin
  • Cơ thể không đáp ứng thích hợp với insulin, tình trạng này gọi là “kháng insulin”

Bệnh tiểu đường là một bệnh mạn tính, tức là bệnh không thể chữa khỏi được. Nhưng những triệu chứng và biến chứng của nó thường có thể kiểm soát được qua việc tuân thủ điều trị của bác sĩ. Hiện tại, bệnh tiểu đường vẫn chưa có thuốc điều trị. Người bệnh cần phải quản lý bệnh của mình để giữ sức khỏe tốt.

Vai trò của insulin trong bệnh tiểu đường

Để hiểu tại sao insulin lại quan trọng trong bệnh tiểu đường. Chúng ta cần tìm hiểu cách cơ thể chuyển đổi thức ăn thành năng lượng. Cơ thể được tạo thành từ hàng triệu tế bào. Để tạo ra năng lượng, các tế bào này cần thực phẩm ở hình thức rất đơn giản. Khi bạn ăn hoặc uống, nhiều thực phẩm được phân hủy thành một loại đường đơn giản gọi là “đường đơn” (glucose). Sau đó, đường đơn sẽ được vận chuyển trong máu đến các tế bào của cơ thể, nơi nó có thể được sử dụng để cung cấp năng lượng mà cơ thể cần cho các hoạt động hàng ngày.

Lượng đường trong máu được điều hòa nghiêm ngặt bởi hormone insulin. Insulin được tuyến tụy tiết ra thường xuyên ở một lượng nhỏ. Khi lượng đường trong máu tăng lên đến một mức nhất định. Tuyến tụy sẽ tiết ra insulin nhiều hơn để tăng sự hấp thu đường vào các tế bào. Điều này làm nồng độ đường trong máu hạ xuống.

Để giữ lượng đường trong máu không quá thấp (hạ đường huyết), cơ thể sẽ “báo hiệu” cho chúng ta ăn vào và phóng thích một lượng đường từ kho dự trữ trong gan.

Những người bị bệnh tiểu đường thường được phân làm hai nhóm lớn. Nhóm không tạo ra insulin hoặc nhóm có tạo ra insulin nhưng các tế bào của cơ thể đề kháng với insulin. Dẫn đến hiện tượng tăng mức đường lưu thông trong máu, hay cao đường huyết. Theo định nghĩa, bệnh tiểu đường là tình trạng mà mức đường trong máu cao hơn 126 mg/dL khi bụng đói qua đêm.

Phân loại bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường loại 1

Trong bệnh tiểu đường loại 1, các tế bào sản xuất insulin của tuyến tụy (tế bào beta) bị phá hủy bởi hệ thống miễn dịch. Những người bị bệnh tiểu đường loại 1 không sản xuất được insulin và phải tiêm insulin để kiểm soát lượng đường trong máu.

Bệnh tiểu đường loại 1 thường xuất hiện ở những người dưới 20 tuổi, nhưng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.

Bệnh tiểu đường loại 2

Không giống như tiểu đường loại 1, ở tiểu đường loại 2 cơ thể có thể sản xuất được insulin. Tuy nhiên, lượng insulin tiết ra hoặc là không đủ, hoặc cơ thể đề kháng với insulin. Khi không có đủ insulin hoặc insulin bị đề kháng, đường không thể được hấp thu vào các tế bào.

Bệnh tiểu đường loại 2 là dạng phổ biến nhất, ảnh hưởng tới gần 18 triệu người ở Mỹ. Mặc dù hầu hết các biến chứng của bệnh tiểu đường là có thể ngăn chặn được. Bệnh này vẫn đang là nguyên nhân hàng đầu gây nên mù lòa, cắt cụt chi không do chấn thương, và suy thận. Bệnh tiểu đường loại 2 thường xảy ra ở những người trên 40 tuổi và thừa cân, nhưng cũng có thể xảy ra ở những người không thừa cân. Đôi khi còn được gọi là “bệnh tiểu đường khởi phát ở người lớn”, bệnh tiểu đường loại 2 đã bắt đầu xuất hiện thường xuyên hơn ở trẻ em vì sự gia tăng tình trạng béo phì ở lứa tuổi này.

Có thể quản lý bệnh tiểu đường loại 2 bằng cách kiểm soát cân nặng, có chế độ ăn uống lành mạnh, và tập thể dục thường xuyên. Một số bệnh nhân có thể cần uống thêm thuốc giúp cơ thể sản xuất nhiều insulin hơn, sử dụng insulin tốt hơn (cải thiện sự đề kháng insulin), hoặc tiêm insulin.

Thông thường, bác sĩ có thể xác định khả năng mắc bệnh tiểu đường loại 2 trước khi bệnh thực sự xảy ra. Thường được gọi là “tiền tiểu đường”. Tình trạng này xảy ra khi mức đường trong máu của bạn cao hơn bình thường, nhưng không đủ cao để nhận chẩn đoán bệnh tiểu đường loại 2.

Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ xảy ra trong quá trình mang thai. Việc thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai có thể ảnh hưởng đến tác dụng của insulin. Tình trạng này xảy ra ở khoảng 4% thai phụ.

Phụ nữ mang thai có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ là những người trên 25 tuổi, thừa cân trước khi mang thai, có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường hoặc là người Tây Ban Nha, người da đen, người Mỹ bản xứ, hoặc người châu Á.

Sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ được thực hiện trong thời gian mang thai. Nếu không điều trị, bệnh tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ biến chứng cho cả thai phụ và thai nhi.

Thông thường, mức đường trong máu trở lại bình thường trong vòng sáu tuần sau sinh. Tuy nhiên, phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 về sau.

Triệu chứng của bệnh tiểu đường là gì?

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 1 thường xảy ra đột ngột và có thể nặng. Chúng bao gồm:

  • Khát nước
  • Rất đói (đặc biệt là sau khi ăn)
  • Khô miệng
  • Đi tiểu nhiều
  • Sụt cân không giải thích được (ngay cả khi đang ăn và cảm thấy đói)
  • Mệt mỏi (yếu, cảm giác mệt mỏi)
  • Nhìn mờ
  • Khó thở, thở một cách nặng nhọc (kiểu thở Kussmaul)
  • Mất ý thức (hiếm)

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2 cũng có thể giống như các triệu chứng được liệt kê ở trên. Thông thường, bệnh sẽ không có triệu chứng hoặc các triệu chứng trên sẽ diễn tiến từ ​​từ. Một số triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Chậm lành vết loét hoặc vết cắt
  • Ngứa da (thường là ở vùng âm đạo hoặc háng)
  • Nhiễm nấm
  • Tăng cân
  • Tê hoặc ngứa ran ở bàn tay và bàn chân
  • Liệt dương hay rối loạn chức năng cương dương

Làm thế để kiểm soát bệnh tiểu đường?

Hiện tại, bệnh tiểu đường không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng nó có thể được kiểm soát. Các mục tiêu của kiểm soát bệnh tiểu đường là:

  • Duy trì mức đường trong máu càng gần mức bình thường càng tốt, bằng cách cân bằng lượng thức ăn với thuốc và vận động.
  • Duy trì lượng cholesterolvà mức triglyceride (lipid) trong máu gần giới hạn bình thường càng tốt. Bằng cách hạn chế thêm đường và tinh bột trong bữa ăn hàng ngày, giảm chất béo bão hòa và cholesterol.
  • Kiểm soát huyết áp. Huyết áp không nên vượt quá 130/80 mmHg.
  • Làm chậm hoặc ngăn chặn sự phát triển các vấn đề sức khỏe liên quan đến bệnh tiểu đường.

Quản lý bệnh tiểu đường bằng cách:

  • Lên kế hoạch ăn uống và theo một chế độ ăn hợp lý, cân bằng
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Dùng thuốc đúng quy định (nếu có toa), và tuân thủ chặt chẽ các hướng dẫn
  • Kiểm tra đường huyết và huyết áp tại nhà
  • Tái khám định kỳ và làm các xét nghiệm theo chỉ dẫn của bác sĩ

Ghi nhớ: Những gì bạn làm mỗi ngày ảnh hưởng đến mức đường trong máu nhiều hơn những gì bác sĩ có thể làm trong thời gian khám sức khỏe cho bạn.

Viết bình luận

Bình luận

Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.

Bài viết liên quan:

Kích thích thần kinh dưới da bằng xung điện (TENS) là gì?

TENS LÀ GÌ? TENS (tên đúng là Transcutaneous Electrical Nerve Stimulation nghĩa là kích thích thần kinh bằng xung điện qua da). TENS là một phương pháp giảm đau không can thiệp, không dùng thuốc, dùng cho cả trường hợp đau cấp tính hoặc mãn tính. Kỹ thuật này được áp dụng theo y lệnh của bác sĩ trong quá trình phục hồi chức năng, chỉ khi nguồn gốc cơn đau đã được chẩn đoán. Kết hợp cùng với một chương trình điều trị đầy đủ về nguyên nhân gốc của các triệu chứng, chuyên viên vật lý trị liệu có...

Rung nhĩ

  Xem thêm:  Máy đo huyết áp Microlife của nước nào? Có tốt không? Có nên mua không? AFIB – Rung nhĩ là gì? Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim dai dẳng thường gặp nhất. Nó là nguyên nhân trực tiếp gây ra khoảng 120.000 trường hợp nhồi máu não mỗi năm ở Việt Nam và chiếm 25% tổng số trường hợp đột quỵ não. sanphamtin_may-do-huyet-ap-omron-jpn750 Rung Nhĩ là gì? Rung nhĩ – Artial Fibrillation là sự nhiễu loạn trong nhịp đập của tim mà rất thường xãy ra ở người cao tuổi. Tên của bệnh bắt nguồn từ việc co rút cơ tim...

Theo dõi chỉ số huyết áp đo được tại nhà ?

Chỉ số huyết áp dù cao hay thấp đều ảnh hưởng tới chức năng hoạt động các cơ quan trong cơ thể. Cho nên nếu như bạn đã lâu không đo chỉ số huyết áp mà thấy nó tăng hay giảm thì cũng không nên lo lắng, điều đó không có nghĩa là bạn đang bị tăng huyết áp. Biết được chỉ số huyết áp bình thường và các tác nhân nào gây thay đổi huyết áp để có biện pháp tự phòng tránh là điều rất cần thiết. 1. Huyết áp là gì? Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác...

Có nên mua nhiệt kế điện tử hồng ngoại FR1MF1 của Microlife?

Nhiệt kế điện tử FR1MF1 là dòng nhiệt kế hồng ngoại chất lượng do Microlife Thụy Sĩ sản xuất và đưa ra thị trường. Nếu bạn đang băn khoăn sản phẩm sử dụng có tốt không thì có thể cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây. Thông tin sản phẩm nhiệt kế hồng ngoại FR1MF1 Sản phẩm nhiệt kế điện tử hồng ngoại FR1MF1 của Microlife Hiện trên thị trường có rất nhiều loại nhiệt kế nhưng không phải loại nhiệt kế nào cũng đủ tốt, cũng an toàn và có khả năng xác định nhiệt độ cơ thể một...

ONETOUCH - Chương Trình Đổi Máy Đường Huyết OneTouch - Miễn Phí

ĐỔI MÁY CŨ LẤY MÁY MỚI - KHÔNG LO BÙ TIỀN  - Đối tượng hỗ trợ: Quý khách hàng đang sử dụng Máy đo đường huyết OneTouch các thế hệ Ultra Easy, Ultra, Ultra 2, Select Simple chính hãng đang sử dụng. - Dòng máy nâng cấp: Máy đo đường huyết OneTouch Ultra Plus Flex (trị giá 1.700.000 vnd). Máy nâng cấp đầy đủ phụ kiện bút, kim chích máu, hộp bảo quản. Máy đổi không bao gồm hộp que. - Điều kiện hỗ trợ: Quý khách mua 01 hộp que OneTouch Ultra Plus (dùng cho máy mới) - Thời gian áp dụng: 20/04/2021 - 30/04/2023. Lưu ý: Chương trình kết thúc sớm hơn...

Hiểu cho đúng về rửa mũi điều trị viêm xoang

Hiểu cho đúng về rửa mũi điều trị viêm xoang Cảm giác thông thoáng hốc mũi, dễ thở hơn khiến hầu hết bệnh nhân bị viêm xoang thường rỉ tai nhau nên rửa mũi thường xuyên để chữa bệnh. Tại bệnh viện, rửa mũi cũng được các bác sĩ khuyên bệnh nhân viêm mũi xoang nhưng có hướng dẫn cụ thể về cách thức và số lần cần thực hiện. Lý do đơn giản vì nếu rửa mũi quá thường xuyên không giúp khỏi bệnh mà còn làm bệnh nặng hơn do mủ chui sâu vào trong xoang. Hệ thống xoang và...

Uống gì để điều hòa huyết áp ???

Bên cạnh các loại thuốc và thực phẩm thì một số loại thức uống cũng đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh cao huyết áp trong việc giảm huyết áp, hỗ trợ quá trình điều trị và dự phòng các biến chứng của bệnh. Vậy người bị huyết áp cao nên uống gì và cần tránh loại đồ uống nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên. Lợi ích của các loại nước uống hạ huyết áp Cao huyết áp là bệnh lý mạn tính, trong đó áp lực tác động của máu lên thành mạch...

Cảm sốt nên và không nên ăn gì?

Cảm sốt là phản ứng của cơ thể khi bị nhiễm trùng. Khi bị cảm sốt, sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút và cơ thể bị tiêu hao nhiều năng lượng nên việc bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý là rất cần thiết để cơ thể khỏe mạnh. Dưới đây là một số thực phẩm nên và không nên bổ sung khi bị cảm sốt. Nhiệt độ bình thường của cơ thể là 37 độ C, khi nhiệt độ cơ thể lên từ 37,5 đến 38,4 độ C thì gọi là chứng sốt nhẹ, nếu 38.5...
Lên đầu trang
Yte24h.vn Yte24h.vn Yte24h.vn
Trang chủ Danh mục Liên hệ Tài khoản Giỏ hàng