Cảm sốt là phản ứng của cơ thể khi bị nhiễm trùng. Khi bị cảm sốt, sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút và cơ thể bị tiêu hao nhiều năng lượng nên việc bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý là rất cần thiết để cơ thể khỏe mạnh. Dưới đây là một số thực phẩm nên và không nên bổ sung khi bị cảm sốt.
Nhiệt độ bình thường của cơ thể là 37 độ C, khi nhiệt độ cơ thể lên từ 37,5 đến 38,4 độ C thì gọi là chứng sốt nhẹ, nếu 38.5 độ C trở lên thì có nghĩa là sốt cao, còn trên 40 độ C là sốt rất cao…
Cảm sốt khiến cho cơ thể rất mệt mỏi vì cơ thể phải tiêu hao nhiều năng lượng. Vậy nên chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và hồi phục sức khỏe của con người, đặc biệt trong lúc bị bệnh.
Theo kinh nghiệm và nghiên cứu, các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra một vài thực phẩm có thể giúp giảm triệu chứng và tăng cường hệ miễn dịch cho người bệnh cảm sốt. Chính vì vậy, những thông tin mà chúng tôi sắp chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn có quyết định đúng trong việc lựa chọn thực phẩm sử dụng hàng ngày, nhằm cải thiện bệnh cảm cúm thông thường.
Người bệnh cảm sốt nên ăn gì?
Bình thường, khi cơ thể được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết sẽ giúp cho hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động tốt. Từ đó giúp cho cơ thể khỏe mạnh, có khả năng kháng lại sự xâm nhập của các vi khuẩn và virus diễn ra một cách tốt hơn, tránh được nguy cơ mắc bệnh cho bản thân. Chính vì lý do này mà việc lựa chọn các thực phẩm phù hợp để bổ sung trong thời gian bị cảm sốt là một trong những cách đầu tiên mà người bệnh nên làm để khắc phục tình trạng bệnh không tiến triển nặng, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể để giảm bớt được các triệu chứng của bệnh. Nếu bị cảm sốt, bạn nên ăn những loại thực phẩm sau đây:
Uống nhiều nước
Người bị cảm sốt thường rất dễ bị mất nước và các chất điện giải. Cơ thể mất nước chính là nguyên nhân khiến cho cơ thể mệt mỏi và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển thêm.Do đó, để người bị cảm sốt nhanh hồi phục và hạn chế vi khuẩn phát triển thêm là uống nhiều nước.
Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể không chỉ có tác dụng duy trì các quá trình trao đổi chất được diễn ra một cách bình thường mà còn giúp người bệnh không bị kiệt sức, làm giảm được tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp do dịch nhầy và ngăn chặn nguy cơ bị nhiễm trùng. Ngoài ra, cung cấp đủ nước cho cơ thể khi cảm sốt sẽ giúp loại bỏ nhanh chóng được độc tố trong cơ thể.
Ngoài việc uống nước lọc, tốt nhất là bạn nên uống bổ sung các loại trà thảo dược, trà gừng mật ong, chanh, nước ép hoa quả… Vì các loại thức uống này mang lại tác dụng tốt hơn.
Bổ sung vitamin C cho cơ thể
Một trong những loại thực phẩm hàng đầu nên bổ sung cho cơ thể trong thời gian bị cảm sốt đó chính là sử dụng các loại trái cây, rau xanh chứa nhiều vitamin C như: cam, quýt, cà chua… Bổ sung Vitamin C giúp làm tăng hệ miễn dịch cho cơ thể, vì vậy sẽ giúp cải thiện được các biểu hiện do cảm sốt gây ra. Ngoài việc ăn các loại trái cây và rau củ, bạn cũng có thể cung cấp thêm vitamin C cho cơ thể bằng cách dùng các viên sủi chứa vitamin C.
Nước ép, sinh tố trái cây giàu vitamin C vừa giúp giảm sốt vừa bù đắp lại các chất điện giải đã bị mất.
Ăn thêm nhiều rau xanh
Các loại rau xanh như: rau mồng tơi, rau muống, rau cải, bông cải xanh, cải bó xôi, cải xoăn… rất giàu vitamin và chất xơ. Chế biến những loại rau này dưới dạng luộc, nấu canh hoặc ăn tươi đều rất có lợi cho việc hạ nhiệt và cung cấp chất dinh dưỡng khi bị cảm sốt.
Nên ăn thức ăn lỏng
Khi bị cảm sốt cơ thể người bệnh mệt mỏi, cổ họng bị đau rát nên các món ăn mềm, lỏng như bún, phở, cháo rất phù hợp với người bệnh.
Nên chọn các loại thịt bò, gà… để nấu cháo, nấu phở vừa dễ ăn vừa cung cấp được chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đặc biệt là thịt gà ác còn có tác dụng chống mất nước và viêm nhiễm
Các loại ngũ cốc
Bột yến mạch và các loại ngũ cốc cũng là những thực phẩm bạn nên ăn khi bị cảm sốt. Vì các loại thực phẩm này chứa nhiều vitamin E, các chất chống oxy hóa polyphenol và các chất xơ beta-glucan… Đây cũng là những chất có thể tăng cường sức đề kháng cho bạn.
Thực phẩm chứa nhiều protein
Protein có nhiều trong các loại thịt gia cầm, trứng, sữa, cá… đây là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Ngoài ra, trong nhóm thực phẩm này còn chữa những chất dinh dưỡng B6, B12, các khoáng chất như selen, kẽm… sẽ giúp duy trì hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động một cách bình thường, từ đó ngăn được sự hoạt động của các virus gây bệnh.
Các loại rau củ chứa Glutathione
Glutathione là một chất chống oxy hóa vô cùng mạnh mẽ, vì vậy tăng cường bổ sung nhóm thực phẩm chứa nhiều chất này sẽ có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, cải thiện được tình trạng bệnh cảm cúm mà bạn đang gặp phải.
Các thực phẩm chứa nhiều Glutathione có thể kể đến bao gồm: dưa hấu, cải xoăn, bông cải xanh, bắp cải…
Nhóm thực phẩm có tác dụng kháng viêm
Ăn nhiều các loại thực phẩm có tác dụng kháng viêm cũng sẽ làm cho cơ thể của bạn được khỏe mạnh, tăng cường được chức năng miễn dịch, giúp ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn và virus, từ đó bệnh cảm cúm của bạn cũng sẽ nhanh chóng được chữa khỏi.
Vỏ chanh, bưởi, tỏi, gừng, mật ong… là những thực phẩm có khả năng kháng viêm cực tốt mà bạn nên sử dụng.
Bổ sung thực phẩm giàu probiotics
Các loại sữa chua cũng là thực phẩm bạn nên ăn khi bị cảm cúm. Vì không những có lợi cho hệ tiêu hóa mà các lợi khuẩn có trong thực phẩm này cũng sẽ làm hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động tốt hơn, ngăn chặn được sự phát triển của virus, đồng thời làm dịu được những cơn đau họng do cúm.
Người bị cảm sốt không nên ăn gì?
Nếu bị cảm sốt thì bạn cần phải tránh các loại thực phẩm sau đây. Vì chúng có thể làm nặng thêm các triệu chứng bệnh, khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn:
Nước lạnh
Nước lạnh không làm cho cơ thể hạ nhiệt mà còn khiến cơ thể sốt cao hơn. Đặc biệt trong trường hợp bị sốt do bệnh truyền nhiễm chức năng của đường tiêu hóa bị giảm sút thì việc uống nước quá lạnh cũng sẽ rất nguy hiểm với sức khỏe.
Đồ uống có gas, cồn
Đồ uống có gas và cồn khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu và làm cơ thể bị mất nước nên không tốt cho người bị bệnh đặc biệt là bệnh cảm sốt. Nếu người bệnh không kiêng hoặc hạn chế những đồ uống này sẽ làm cho bệnh lâu được chữa khỏi và làm tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh khác cho bản thân.
Trà
Trong trà có chữa chất ta-nanh sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên. Uống nhiều trà và uống trà quá đậm đặc sẽ làm cho não ở trạng thái bị kích thích, làm tăng huyết áp, dẫn đến làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể người bệnh. Mặt khác, nếu bệnh nhân đang sốt mà uống trà sẽ làm giảm tác dụng hoặc mất hẳn tác dụng của thuốc hạ sốt.
Thức phẩm được chế biến sẵn
Thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp vừa không đảm bảo vệ sinh, vừa giảm bớt hàm lượng chất dinh dưỡng vốn có của thực phẩm sau khi chế biến. Do đó, ăn các loại thực phẩm này sẽ làm tăng nguy cơ bị ngộ độc, hệ miễn dịch sẽ bị yếu đi nhiều hơn.
Ngoài ra, đồ chế biến sẵn như cũng có thể chứa các gia vị cay, đồ ăn cay làm sản xuất rất nhiều nhiệt trong cơ thể, chính vì thế, đây cũng là lý do mà những người đang bị sốt nên hạn chế các thực phẩm cay nóng.
Thực phẩm cứng
Vì khi bị cảm cúm, cổ họng của bạn thường bị đau, do đó nếu ăn các loại đồ ăn cứng sẽ làm cho các cơn đau trầm trọng hơn. Bởi vậy, khi bị cảm cúm bạn cũng nên tránh ăn những thực phẩm này.
Bị cảm sốt nên làm gì?
Bên cạnh việc bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý, người bệnh cần nghỉ ngơi và vệ sinh cá nhân sạch sẽ để giúp điều trị bệnh hiệu quả hơn. Sau đây là những điều bạn nên lưu ý khi vệ sinh cá nhân.
- Rửa tay sạch sẽ sau khi hắt hơi và ho: Hắt hơi hoặc ho nên dùng tay hoặc khăn giấy để che miệng. Nếu dùng khăn giấy thì cần bỏ giấy vào thùng rác ngay còn nếu dùng tay thì sau khi ho hoặc hắt xì bạn cũng cần rửa tay để tránh virus lây bệnh cho người thân.
- Thường xuyên tắm rửa và súc miệng: Để hạn chế việc lây lan bệnh, bạn hãy thường xuyên súc miệng nước muối và tắm rửa sạch sẽ.
- Bịt khẩu trang khi ra ngoài: Bạn nên bịt khẩu trang khi đi ra ngoài trời khói bụi để tránh hít phải những không khí ô nhiễm.
- Giữ nhà thông thoáng: Bạn hãy tránh ô nhiễm không khí trong nhà bằng cách thường xuyên dọn dẹp phòng hoặc sử dụng máy lọc không khí, tránh tiếp xúc với bụi bẩn, phấn hoa, lông vật nuôi, những tác nhân gây dị ứng.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm: Việc sử dụng máy tạo độ ẩm sẽ giúp bạn ngăn chặn hoạt động của virus đồng thời giúp bạn có thêm độ ẩm để làm ẩm hệ hô hấp, từ đó đẩy đờm dễ dàng ra ngoài hơn khi bạn ho.
Nếu việc thay đổi lối sống, bổ sung thực đơn hợp lý không giúp cho bệnh thuyên giảm mà có thể là bệnh tiến triển nặng, sốt không giảm thì bạn cũng đừng quên đi thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và được chỉ định điều trị bằng các liệu pháp tây y. Điều này sẽ giúp cho bệnh nhanh chóng được chữa khỏi, tránh để bệnh gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn.
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.