Chỉ số đường huyết đói là gì, bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?

Chỉ số đường huyết viết tắt là GI(glycemic index) định nghĩa là giá trị chỉ nồng độ glucose trong máu được đo bằng đơn vị là mmol/l hoặc mg/dl

Bạn hãy cùng Ngày Đầu Tiên tìm hiểu chỉ số đường huyết GI lúc đói cùng các mức để đảm bảo kiểm soát bệnh Đái tháo đường nhé!

>> lnsulin là gì? Vai trò của lnsulin đối với cơ thể?

>> Máy đo đường huyết và cách đo đường huyết tại nhà

Chỉ số đường huyết đói là gì, bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Chỉ số đường huyết đói là gì, bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?

Định nghĩa chỉ số đường huyết đói

Đường huyết đói là chỉ số đường huyết được đo lần đầu vào buổi sáng nhịn ăn ít nhất 8h trở nên lúc đó bạn chưa ăn hay uống bất kỳ loại thực phẩm nào. Chỉ số đường huyết lúc đói ở khoảng giữa 3.9 mmol/l đến 5.5 mmol/l là bình thường.

Xét nghiệm đường huyết lúc đói là cách nhanh và đơn giản nhất để chẩn đoán bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường. Ngoài ra đường huyết lúc đói giúp đo lường được hiệu quả điều trị ở các bệnh nhân mắc tiểu đường.

Tiêu chuẩn chẩn đoán Đái tháo đường (theo Hiệp Hội Đái tháo đường Mỹ – ADA) dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn, trong đó có 1 tiêu chuẩn dựa vào đường máu lúc đói:

“Glucose huyết tương lúc đói (fasting plasma glucose: FPG) ≥ 7 mmol/l (hay 126 mg/dL). Bệnh nhân phải nhịn ăn (không uống nước ngọt, có thể uống nước lọc, nước đun sôi để nguội) ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua đêm từ 8 – 14 giờ)”

Tiêu chuẩn này phải được làm 2 lần vào 2 ngày khác nhau. Thời gian thực hiện xét nghiệm lần 2 sau lần thứ nhất có thể từ 1 đến 7 ngày. [3] [6]

Đo đường máu mao mạch với máy đo đường huyết
Đo đường máu mao mạch với máy đo đường huyết

Chỉ số đường huyết lúc đói bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường? [1] [4]

Người bệnh phải nhịn ăn (không uống nước ngọt, có thể uống nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội) ít nhất 8 giờ (nhịn đói qua đêm từ 8 – 14 giờ). Sau khi lấy máu, bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị chuyên nghiệp để đo mức glucose có trong mẫu máu đó.

Đường huyết lúc đói dưới 3.9 mmol/L ( hoặc 70 mg/Dl) là thấp. Khi đó người bệnh có biểu hiện hạ đường huyết với các triệu chứng: đói cồn cào, tay chân run rẩy, choáng váng, đổ mồ hôi… Cách xử lý là ngậm 1 viên kẹo ngọt, uống chút nước đường hoặc cốc nước hoa quả.

Hoa mắt, chóng mặt có thể là dấu hiệu hạ đường huyết
Hoa mắt, chóng mặt có thể là dấu hiệu hạ đường huyết

Đường huyết lúc đói được chia thành các mốc bao gồm:

  • 3.9 – 5.5 mmol/L (70 – 100 mg/dL): Bình thường 
  • Khoảng 5.6 – 6.9 mmol/L (100 – 125 mg/dL): bạn đang bị rối loạn đường huyết lúc đói, tức là tiền tiểu đường.
  • >= 7,0 mmol/l (126mg/dL trở lên): kiểm tra 2 lần cách nhau 1 – 7 ngày, bạn đã mắc tiểu đường type 2.
Bảng các chỉ số đường huyết
Bảng các chỉ số đường huyết

Một số nguyên nhân khác cũng gây tăng đường huyết lúc đói bao gồm: cường giáp, viêm tuyến tụy, K tuyến tụy và một số bệnh K khác. Những trường hợp này cần làm đầy đủ các xét nghiệm để chẩn đoán phân biệt. [1]

Mức chỉ số đường huyết lúc đói an toàn với bệnh nhân tiểu đường

Các chỉ số đường huyết lúc đói ở bệnh nhân tiểu đường bao nhiêu là tốt tùy thuộc cơ địa của mỗi người, thời gian đã mắc bệnh, tình trạng bệnh, bệnh lý mắc kèm hoặc biến chứng. Đối với bệnh nhân mắc bệnh lâu năm, mức chỉ số đường huyết lúc đói mục tiêu sẽ cao hơn người vừa mới bị tiểu đường.

Theo tài liệu từ bộ y tế khuyến cáo, chỉ số đường huyết lúc đói trong mức an toàn là: [7]

Mục tiêu Chỉ số
HbA1c < 7%
Glucose huyết tương mao mạch lúc đói, trước ăn 80-130 mg/dL (4.4-7.2 mmol/L)*
Đỉnh glucose huyết tương mao mạch sau ăn 1-2 giờ <180 mg/dL (10.0 mmol/L)*
Huyết áp Tâm thu <140 mmHg, Tâm trương <90 mmHg Nếu đã có biến chứng thận: Huyết áp <130/85-80 mmHg
Lipid máu LDL cholesterol <100 mg/dL (2,6 mmol/L), nếu chưa có biến chứng tim mạch. LDL cholesterol <70 mg/dL (1,8 mmol/L) nếu đã có bệnh tim mạch. Triglycerides <150 mg/dL (1,7 mmol/L) HDL cholesterol >40 mg/dL (1,0 mmol/L) ở nam và >50 mg/dL (1,3 mmol/L) ở nữ.
Bảng mục tiêu điều trị cho bệnh nhân ĐTĐ ở người trưởng thành, không có thai

Xét nghiệm đường huyết lúc đói bao lâu một lần?

Theo thông tin từ Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ (tên viết tắt là ADA) khuyến cáo rằng, nếu bạn trên 45 tuổi và chưa có khả năng bị tiểu đường thì vẫn nên xét nghiệm đường huyết lúc đói 2 – 3 năm 1 lần. [7] [5]

Xét nghiệm đường huyết định kỳ giúp tầm soát bệnh
Xét nghiệm đường huyết định kỳ giúp tầm soát bệnh

Trường hợp có 1 trong những yếu tố dưới đây, bạn nên xét nghiệm định kỳ 1 năm/1 lần (hay 6 tháng 1 lần nếu có nhiều nguy cơ):

  • Ít hoạt động thể chất
  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tiểu đường type 2
  • Người đang bị tiểu đường thai kỳ hay sinh con trên 4kg
  • Huyết áp cao từ 140/90mmHg trở lên hay đang được điều trị cao huyết áp
  • Có mức độ cholesterol lipoprotein HDL thấp dưới 35mg/dL hoặc mức triglyceride lớn hơn 250mg/dL
  • Mắc phải hội chứng buồng trứng đa nang
  • Có tiền sử bệnh tim mạch
  • Đề kháng insulin hay các vấn đề sức khỏe liên quan đến kháng lnsulin

Nếu bạn bị tiền tiểu đường, bạn nên kiểm tra đường huyết định kỳ hàng tháng, tiếp đó cách 2 – 3 tháng tùy thuộc chỉ định của bác sĩ. Đối với các trường hợp bạn đã mắc bệnh tiểu đường, cần theo dõi chỉ số đường huyết lúc đói hàng tháng (hoặc tối thiểu 2 tháng/lần).

Có thể kèm theo xét nghiệm HbA1c nếu kiểm tra tại các bệnh viện lớn, từ tuyến tỉnh trở lên.

Viết bình luận

Bình luận

Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.

Bài viết liên quan:

Kích thích thần kinh dưới da bằng xung điện (TENS) là gì?

TENS LÀ GÌ? TENS (tên đúng là Transcutaneous Electrical Nerve Stimulation nghĩa là kích thích thần kinh bằng xung điện qua da). TENS là một phương pháp giảm đau không can thiệp, không dùng thuốc, dùng cho cả trường hợp đau cấp tính hoặc mãn tính. Kỹ thuật này được áp dụng theo y lệnh của bác sĩ trong quá trình phục hồi chức năng, chỉ khi nguồn gốc cơn đau đã được chẩn đoán. Kết hợp cùng với một chương trình điều trị đầy đủ về nguyên nhân gốc của các triệu chứng, chuyên viên vật lý trị liệu có...

Rung nhĩ

  Xem thêm:  Máy đo huyết áp Microlife của nước nào? Có tốt không? Có nên mua không? AFIB – Rung nhĩ là gì? Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim dai dẳng thường gặp nhất. Nó là nguyên nhân trực tiếp gây ra khoảng 120.000 trường hợp nhồi máu não mỗi năm ở Việt Nam và chiếm 25% tổng số trường hợp đột quỵ não. sanphamtin_may-do-huyet-ap-omron-jpn750 Rung Nhĩ là gì? Rung nhĩ – Artial Fibrillation là sự nhiễu loạn trong nhịp đập của tim mà rất thường xãy ra ở người cao tuổi. Tên của bệnh bắt nguồn từ việc co rút cơ tim...

Theo dõi chỉ số huyết áp đo được tại nhà ?

Chỉ số huyết áp dù cao hay thấp đều ảnh hưởng tới chức năng hoạt động các cơ quan trong cơ thể. Cho nên nếu như bạn đã lâu không đo chỉ số huyết áp mà thấy nó tăng hay giảm thì cũng không nên lo lắng, điều đó không có nghĩa là bạn đang bị tăng huyết áp. Biết được chỉ số huyết áp bình thường và các tác nhân nào gây thay đổi huyết áp để có biện pháp tự phòng tránh là điều rất cần thiết. 1. Huyết áp là gì? Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác...

Có nên mua nhiệt kế điện tử hồng ngoại FR1MF1 của Microlife?

Nhiệt kế điện tử FR1MF1 là dòng nhiệt kế hồng ngoại chất lượng do Microlife Thụy Sĩ sản xuất và đưa ra thị trường. Nếu bạn đang băn khoăn sản phẩm sử dụng có tốt không thì có thể cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây. Thông tin sản phẩm nhiệt kế hồng ngoại FR1MF1 Sản phẩm nhiệt kế điện tử hồng ngoại FR1MF1 của Microlife Hiện trên thị trường có rất nhiều loại nhiệt kế nhưng không phải loại nhiệt kế nào cũng đủ tốt, cũng an toàn và có khả năng xác định nhiệt độ cơ thể một...

ONETOUCH - Chương Trình Đổi Máy Đường Huyết OneTouch - Miễn Phí

ĐỔI MÁY CŨ LẤY MÁY MỚI - KHÔNG LO BÙ TIỀN  - Đối tượng hỗ trợ: Quý khách hàng đang sử dụng Máy đo đường huyết OneTouch các thế hệ Ultra Easy, Ultra, Ultra 2, Select Simple chính hãng đang sử dụng. - Dòng máy nâng cấp: Máy đo đường huyết OneTouch Ultra Plus Flex (trị giá 1.700.000 vnd). Máy nâng cấp đầy đủ phụ kiện bút, kim chích máu, hộp bảo quản. Máy đổi không bao gồm hộp que. - Điều kiện hỗ trợ: Quý khách mua 01 hộp que OneTouch Ultra Plus (dùng cho máy mới) - Thời gian áp dụng: 20/04/2021 - 30/04/2023. Lưu ý: Chương trình kết thúc sớm hơn...

Hiểu cho đúng về rửa mũi điều trị viêm xoang

Hiểu cho đúng về rửa mũi điều trị viêm xoang Cảm giác thông thoáng hốc mũi, dễ thở hơn khiến hầu hết bệnh nhân bị viêm xoang thường rỉ tai nhau nên rửa mũi thường xuyên để chữa bệnh. Tại bệnh viện, rửa mũi cũng được các bác sĩ khuyên bệnh nhân viêm mũi xoang nhưng có hướng dẫn cụ thể về cách thức và số lần cần thực hiện. Lý do đơn giản vì nếu rửa mũi quá thường xuyên không giúp khỏi bệnh mà còn làm bệnh nặng hơn do mủ chui sâu vào trong xoang. Hệ thống xoang và...

Uống gì để điều hòa huyết áp ???

Bên cạnh các loại thuốc và thực phẩm thì một số loại thức uống cũng đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh cao huyết áp trong việc giảm huyết áp, hỗ trợ quá trình điều trị và dự phòng các biến chứng của bệnh. Vậy người bị huyết áp cao nên uống gì và cần tránh loại đồ uống nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên. Lợi ích của các loại nước uống hạ huyết áp Cao huyết áp là bệnh lý mạn tính, trong đó áp lực tác động của máu lên thành mạch...

Cảm sốt nên và không nên ăn gì?

Cảm sốt là phản ứng của cơ thể khi bị nhiễm trùng. Khi bị cảm sốt, sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút và cơ thể bị tiêu hao nhiều năng lượng nên việc bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý là rất cần thiết để cơ thể khỏe mạnh. Dưới đây là một số thực phẩm nên và không nên bổ sung khi bị cảm sốt. Nhiệt độ bình thường của cơ thể là 37 độ C, khi nhiệt độ cơ thể lên từ 37,5 đến 38,4 độ C thì gọi là chứng sốt nhẹ, nếu 38.5...
Lên đầu trang
Yte24h.vn Yte24h.vn Yte24h.vn
Trang chủ Danh mục Liên hệ Tài khoản Giỏ hàng